Bể sinh học hiếu khí, hay người ta thường gọi là bể Aerotank, hiện nay trên mạng internet nhiều người vẫn thường hay tìm kiếm cụm từ này. Có thể bạn đã biết bể hiếu khí thường sử dụng các vi sinh vật để oxy hóa hữu cơ và đây là công nghệ sinh học được sử dụng nhiều nhất hiện nay. Vậy liệu bạn đã biết bể này có những ưu và nhược điểm gì hay chưa ? Điều kiện áp dụng như thế nào ? Cùng môi trường SGE chúng tôi theo dõi qua nội dung bài viết sau nhé.
Bể hiếu khí là gì ? Ưu và nhược điểm của bể này như thế nào ?
Bể hiếu khí là một bể xử lý nước thải bằng quá trình oxy hóa dưới tác động của các vi sinh vật hiếu khí. Tại bể này cần phải thực hiện quá trình sục khí liên tục, cung cấp oxy để các vi sinh vật hoạt động bình thường. Tại đây, hỗn hợp các vi sinh vật hiếu khí, nước thải cùng sinh khối sẽ tạo thành bùn hoạt tính.
Về ưu điểm, bể hiếu khí rất hiệu quả trong vấn đề loại bỏ các tạp chất hữu cơ, giảm lượng tương đối BOD, COD. Đây có thể nói là bước quan trong5g giúp các quá trình xử lý sau được ổn định hơn. Với bể hiếu khí, nước thải sẽ giảm mùi hôi cũng như giảm nồng độ ô nhiễm. Với cơ chế oxy hóa sử dụng bùn hoạt tính, bể có thể ổn định bùn và loại bỏ khoảng 97% TSS.
Về nhược điểm, nước thải nếu có hàm lượng độc tính cao thì thường khó để xử lý hiệu quả với chỉ riêng bể hiếu khí. Ví dụ như nước thải dệt nhuộm, quá trình này không loại bỏ được màu của chất thải công nghiệp, thậm chí có thể còn tăng màu sắc của chúng. Vì thế cần kết hợp thêm với các bể công nghệ sinh học khác để tăng hiệu suất xử lý của hệ thống.
>> Có thể bạn quan tâm: Màng lọc MBR công suất nhỏ
Một số điều kiện để áp dụng phương pháp xử lý bể hiếu khí trong thực tế
Nước thải phải đảm bảo một số điều kiện sau nếu muốn xử lý bằng phương pháp sinh học hiếu khí:
– Thứ nhất, tỉ lệ BOD/COD > 0,5, các loại nước thải như nước thải nhà máy chế biến, nước thải sinh hoạt, nước thải thực phẩm, thủy sản, giấy,…
– Thứ hai, quá trình phản ứng yêu cầu DO từ 1,5 – 2mg/l
– Thứ ba, nhiệt độ yêu cầu thường > 25 độ C.
– Thứ tư, độ pH yêu cầu thường dao động từ khoảng 6,5 đến 7,5
– Thứ năm, duy trì hàm lượng dinh dưỡng trong bể tương ứng với tỉ lệ: BOD:N:P = 100:5:1;
– Thứ sáu, nước ô nhiễm thường có độ BOD < 1000 mg/l
– Thứ bảy, không chứa các loại kim loại nặng như Ag, Cr, Hg, Mn,… nếu nồng độ quá cao có thể gây sốc tải.
Tìm hiểu về cấu tạo của bể Aerotank
Với cấu tạo đơn giản nhưng hiệu quả mà nó mang lại rất cao, vì thế bể Aerotank luôn được chọn trong các công trình xử lý nước thải. Bể Aerotank có cấu tạo là một hình chữ nhật, hoặc có thể là hình tròn, dưới đáy bể được bố trí một hệ thống phân phối khí cùng đĩa thổi khí với mục đích phân phối khí khắp các bể.
Hệ thống này mục đích chính là điều hòa toàn bộ lượng khí đảm bảo DO duy trì từ 1,5 đến 2mg/l và đó cũng là yếu tố cung cấp lượng oxy cho các vi sinh phát triển, duy trì lượng vi sinh hữu ích có trong bể.
Đã là bể vi sinh hiếu khí thì không thể nào không có các loại giá thể vi sinh. Bổ sung giá thể vào bể sinh học hiếu khí sẽ giúp các vi sinh vật có nơi cư ngụ, phát triển và tăng sinh khối, giúp tăng hiệu quả xử lý nước thải.
Trên thị trường hiện nay có nhiều loại giá thể vi sinh với nhiều dạng khác nhau, có dạng sợi, dạng tổ ong, dạng cầu, MBBR, Biochip,… Mỗi loại có chức năng và giá thành khác nhau, vì thế khi lựa chọn phải hiểu được đặc tính kỹ thuật của sản phẩm để áp dụng cho phù hợp.
Nếu quý khách hàng cần được hỗ trợ và tư vấn báo giá về các loại giá thể vi sinh, xin vui lòng liên hệ với SGE chúng tôi qua hotline: 0909.997.365 để được tư vấn thêm nhé.